Là một di tích sống nằm trong quần thể di tích cách mạng Tân Trào, nhưng từ vài năm nay, cây đa Tân Trào đã già cỗi và có dấu hiệu không thể bình phục.
Nhiều cành lớn trên thân cây đã tự gãy, gốc cây gồm nhiều chùm rễ đã bị chết, thân cây có nhiều mối mọt và mọc nấm, mộc nhĩ.
Trước thực tế này, tỉnh Tuyên Quang và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều hội thảo, nghiên cứu đánh giá thực trạng và giải pháp cứu cây đa.
Gần đây nhất, với sự tham gia của một công ty sản xuất phân bón qua lá, cây đa Tân Trào đã được bón phân qua lá, nhử rễ với hy vọng sẽ kéo dài tuổi thọ hoặc nhân giống vô tính để bảo vệ nguồn gien của cây đa, các biện pháp thứ cấp như trồng thêm các cây đa mới cũng đã được đặt ra để cứu cây đa Tân Trào...
Phần rễ cây làm thành gốc đa đã chết phần lớn và mọc nhiều nấm, mộc nhĩ.
Giằng dây cáp giữ cho cây khỏi đổ.
Chỉ còn một cành đa hướng về phía Đông Bắc là còn sống với một chút lá ở đầu cành, các cành khác đã tự chết hoặc gãy dù không dông gió.
Dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng 8 (8/2005), cây đa Tân Trào vẫn sum suê cành lá.
Hai đường ống nhựa do Công ty Thanh Hà, một công ty chuyên sản xuất phân bón qua lá ở Hà Nội dựng dưới cành cây còn sống, bên trong chứa đất và phân bón để nhử rễ mọc xuống với hy vọng sẽ trở thành một gốc đa mới.
Dàn giáo bằng tre được dựng để chăm sóc cành cây còn lại.
Trên phần thân cây, còn có ba cây đa con khác được trồng trong các máng gỗ chứa đất và đang phát triển tương đối tốt.
Cây đa Tân Trào là điểm nhấn trong khu di tích. Trong ảnh là một nhóm du khách từ tỉnh Cao Bằng đến chụp ảnh cùng một hướng dẫn viên của Bảo tàng Tân Trào, tháng 3/2008.
Tỉnh ủy Tuyên Quang cũng chỉ đạo trồng 6 cây đa cùng loại, tượng trưng cho 6 huyện thị của tỉnh xung quanh gốc cây đa lịch sử.
( Hội đồng hương Trường THPT Kim Xuyên)
- Trần Lưu
0 nhận xét: