TQĐT - Thật khó tin, trong một ngôi làng có chợ, bưu điện, trường học, bệnh viện, ngân hàng, cơ quan thuế, bến xe khách... rất thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngôi làng ấy mang tên Kim Xuyên, xã Hồng Lạc (Sơn Dương). Người Kim Xuyên đã nắm bắt được lợi thế đó, làm mới một vùng đất xưa kia vốn là đồn điền của Pháp, cuộc sống của người dân vô cùng bần hàn...
Kim Xuyên trước kia có tên là làng An Phúc. Người dân nơi đây sống trên đất của chủ đồn điền Roayđơba, Pháp. Với vị trí đắc địa, có dòng sông Lô chảy qua, thuận tiện cho giao thông đường thủy phát triển nên khu vực An Phúc đã trở thành “miếng mồi ngon” cho bọn thực dân. Chúng tập trung khai thác lâm sản ở quanh khu vực núi Lịch và dễ dàng vận chuyển bằng đường sông về xuôi. Nơi đây được thực dân Pháp đầu tư xây dựng nhà máy, nhà thương…
Một góc thôn Kim Xuyên.
|
Do đó, An Phúc trở nên phát triển hơn những vùng xung quanh. Tuy nhiên, cuộc sống làm phu không đủ no, bị bóc lột nặng nề, những người làm thuê cho đồn điền đoàn kết với dân địa phương, bảo nhau khai thác “trộm” lâm sản buôn bán về xuôi lấy tiền xây dựng cơ nghiệp. Những công nhân đồn điền quyết định làm nhà, định cư tại An Phúc, làm nơi đây trở nên đông đúc, những quán hàng bắt đầu mọc lên. An Phúc không có núi cao, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây như lạc, ngô, sắn, thích nghi với mía, chè, cà phê, các loại cây ăn quả. Vì thế, khi người dân ở nhiều vùng xung quanh vẫn phải lo ăn từng bữa thì người An Phúc đã ăn no, mặc ấm. Sau này đất nước đổi mới, An Phúc được đổi tên thành Kim Xuyên.
Không chỉ thuận lợi trong làm nông nghiệp, Kim Xuyên còn là địa chỉ buôn bán nhộn nhịp bởi chợ Khổng Xuyên và chợ Đồn. Ông Nguyễn Văn Nhung năm nay ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn nhớ rõ, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chợ Khổng Xuyên và chợ Đồn họp lệch nhau một ngày, chủ yếu trao đổi lương thực, thực phẩm, lâm sản địa phương của một số vùng lân cận. Nơi đây, trên bến dưới thuyền tấp nập, người dân khắp nơi đổ về buôn bán. Hàng quán bắt đầu mọc lên xung quanh chợ, bến đò là nơi trung chuyển khách và hàng hóa giữa Kim Xuyên với Phú Thọ, giữa miền xuôi với xứ Tuyên. Sau này, hai chợ được sắp xếp lại thành chợ Kim Xuyên, 5 ngày họp một phiên, đến nay, chợ được xây dựng lại khang trang, sạch đẹp, hàng hóa đa dạng, phong phú. Từ lâu, chợ Kim Xuyên đã được coi như một biểu tượng của sự thịnh vượng nơi đây.
Thôn Kim Xuyên có 256 hộ thì quá nửa làm kinh doanh buôn bán, gần 30 hộ làm khai thác cát sỏi và vận tải, nhiều hộ là công nhân, viên chức. Nhiều doanh nghiệp, công ty tư nhân được thành lập trên vùng đất này không những làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương. Người Kim Xuyên đời nào cũng thế, đôn hậu, chất phác, nghĩa tình nhưng quyết liệt trong cách nghĩ, cách làm. Vợ chồng anh Vũ Văn Thảo và chị Vũ Thị Tứ là một điển hình của thôn về làm ăn. Anh mạnh dạn vay tiền ngân hàng, anh em họ mạc làm mỳ gạo bán tại chợ Kim Xuyên nhưng không hiệu quả, từng bị khuynh gia bại sản. Mọi người tưởng anh Thảo phải bán đất, bán nhà để trả nợ, nhưng thua keo này bày keo khác, anh mở cửa hàng bán thịt lợn. Cuộc sống gia đình thay đổi từ đây. Anh chị trả hết nợ và kinh doanh thêm bất động sản. Đến nay, vợ chồng anh đã xây được nhà 3 tầng, có ô tô “xịn”, hai con đều được học hành giỏi giang…
Cùng với sự phát triển của các công trình dân sinh, hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi. Bến xe khách Kim Xuyên mở ra là cơ hội cho nhiều hộ khai thác dịch vụ vận tải hành khách. Nhiều hộ đầu tư xe từ 5 - 45 chỗ ngồi làm dịch vụ vận tải hành khách nội tỉnh, liên tỉnh, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển. Kim Xuyên đã có diện mạo của một đô thị nhưng vẫn giữ được nét trầm mặc của vùng đất “non nước hữu tình”. Phía xa, dãy núi Lịch hùng vĩ, cây đa bến nước vẫn còn đó, cổ kính soi bóng con đò chở khách qua sông… Cách chợ 200m, cây cầu bắc qua sông Lô nối liền Kim Xuyên với tỉnh Phú Thọ đang dần hoàn thiện, chắp cánh cho những khát vọng vủa người dân Kim Xuyên bay xa...
Không chỉ thuận lợi trong làm nông nghiệp, Kim Xuyên còn là địa chỉ buôn bán nhộn nhịp bởi chợ Khổng Xuyên và chợ Đồn. Ông Nguyễn Văn Nhung năm nay ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn nhớ rõ, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chợ Khổng Xuyên và chợ Đồn họp lệch nhau một ngày, chủ yếu trao đổi lương thực, thực phẩm, lâm sản địa phương của một số vùng lân cận. Nơi đây, trên bến dưới thuyền tấp nập, người dân khắp nơi đổ về buôn bán. Hàng quán bắt đầu mọc lên xung quanh chợ, bến đò là nơi trung chuyển khách và hàng hóa giữa Kim Xuyên với Phú Thọ, giữa miền xuôi với xứ Tuyên. Sau này, hai chợ được sắp xếp lại thành chợ Kim Xuyên, 5 ngày họp một phiên, đến nay, chợ được xây dựng lại khang trang, sạch đẹp, hàng hóa đa dạng, phong phú. Từ lâu, chợ Kim Xuyên đã được coi như một biểu tượng của sự thịnh vượng nơi đây.
Thôn Kim Xuyên có 256 hộ thì quá nửa làm kinh doanh buôn bán, gần 30 hộ làm khai thác cát sỏi và vận tải, nhiều hộ là công nhân, viên chức. Nhiều doanh nghiệp, công ty tư nhân được thành lập trên vùng đất này không những làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương. Người Kim Xuyên đời nào cũng thế, đôn hậu, chất phác, nghĩa tình nhưng quyết liệt trong cách nghĩ, cách làm. Vợ chồng anh Vũ Văn Thảo và chị Vũ Thị Tứ là một điển hình của thôn về làm ăn. Anh mạnh dạn vay tiền ngân hàng, anh em họ mạc làm mỳ gạo bán tại chợ Kim Xuyên nhưng không hiệu quả, từng bị khuynh gia bại sản. Mọi người tưởng anh Thảo phải bán đất, bán nhà để trả nợ, nhưng thua keo này bày keo khác, anh mở cửa hàng bán thịt lợn. Cuộc sống gia đình thay đổi từ đây. Anh chị trả hết nợ và kinh doanh thêm bất động sản. Đến nay, vợ chồng anh đã xây được nhà 3 tầng, có ô tô “xịn”, hai con đều được học hành giỏi giang…
Cùng với sự phát triển của các công trình dân sinh, hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi. Bến xe khách Kim Xuyên mở ra là cơ hội cho nhiều hộ khai thác dịch vụ vận tải hành khách. Nhiều hộ đầu tư xe từ 5 - 45 chỗ ngồi làm dịch vụ vận tải hành khách nội tỉnh, liên tỉnh, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển. Kim Xuyên đã có diện mạo của một đô thị nhưng vẫn giữ được nét trầm mặc của vùng đất “non nước hữu tình”. Phía xa, dãy núi Lịch hùng vĩ, cây đa bến nước vẫn còn đó, cổ kính soi bóng con đò chở khách qua sông… Cách chợ 200m, cây cầu bắc qua sông Lô nối liền Kim Xuyên với tỉnh Phú Thọ đang dần hoàn thiện, chắp cánh cho những khát vọng vủa người dân Kim Xuyên bay xa...
Bài, ảnh: Thanh Huế
Sưu tầm: Hội đồng hương trường thpt kim xuyên
2 nhận xét:
http://khonoithat.com/ cung cấp các sản phẩm nội thất Hòa Phát, bảng viết bút các loại Hotline 0982690611
Web site chính thức phân phối sản phẩm nội thất văn phòng , nội thất gia đình http://khonoithat.com/