Tuyên Quang miền gái đẹp - Huyền thoại và sự thật?

Tuyên Quang miền gái đẹp - Huyền thoại và sự thật?


Người ta thường truyền miệng nhau rằng: "Chè Thái - Gái Tuyên"! Vậy người con gái Tuyên Quang có xinh đẹp thật hay không? Và tại sao Tuyên Quang lại được mệnh danh là tiểu vương quốc Venezuela?

Mình cũng không rõ lắm về sự xuất hiện của câu: "Chè Thái gái Tuyên". 
Nhưng nói chung ở đâu cũng có người quá xinh đẹp và người không nhiều nhan sắc. 
Là người TQ mình khẳng định như vậy.
Không phải tất cả các cô gái ở Tuyên Quang đều xinh đẹp, nhưng phần lớn đều rất dễ thương, số người xinh đẹp chiếm tỷ lệ ưu thế hơn những người không nhiều nhan sắc và đó là điểm làm TQ nổi lên là miền gái đẹp. 
Đó là sự thực!
                              
Vì mỗi lần được về TQ, mặc dù là con gái nhưng mình cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các em tuổi mới lớn.
Cái nét xinh đẹp đằm thắm ấy làm sao mà không làm say lòng các chàng trai cho được!
Mình có đọc bài báo viết giải thích vì sao TQ có nhiều người đẹp như thế này này:
"... Ở thị xã Tuyên Quang, nhà nhiếp ảnh già Hồ Thăng nghe tôi nhắc chuyện này cười khà khà, ngâm nga: “Người đẹp chớp mắt về cõi mộng. Trăm năm ngơ ngẩn khách tình si”. Người nghệ sĩ già tự nhận mình may mắn được chiêm ngưỡng nhan sắc nhiều thế hệ người đẹp Tuyên Quang. Ngoài những người tên tuổi, ông biết cả những mỹ nhân mai danh ẩn tích ở rừng sâu, núi cao. Thời trẻ của ông, một cửa hàng Bảo Khuê bán dao rựa, cuốc xẻng, có tiếng là “máy cắt” vì giá cả đắt đỏ nhưng vẫn đông khách hàng mà đặc biệt là trai trẻ. Họ tìm đến để nhìn ngắm mấy chị em bán hàng. Trong đó xinh nhất là cô út đã làm mê mệt cả trái tim lãng tử Hồ Thăng. Về sau cửa hàng đóng cửa, gia đình Bảo Khuê ly tán, không ai biết các mỹ nhân đã trao thân gửi phận nơi đâu.


Những ngày lang thang đôi bờ sông Lô, tôi bới tung cả kho sử liệu, rồi hầu chuyện các học giả hòng tìm giải đáp vì sao “chè Thái, gái Tuyên”. Nhiều người đồng ý kiến nơi này xưa là thành trì của vua tôi nhà Mạc nên cũng lắm mỹ nhân tụ hội làm thê thiếp. Vương triều sụp đổ, hậu nhân họ đã dần sinh sôi bao thế hệ người đẹp. Thêm nữa, đây là vùng đất trung du - miền núi có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu... hội đủ linh khí hiền hòa lẫn hoang dã dữ dội của trời và đất để con người sống khỏe mạnh, yêu đời.
                      

Nhà văn Nguyễn Văn Mạch - nguyên giám đốc Sở Văn hóa thông tin, nguyên tổng biên tập báo Tuyên Quang - cũng đồng tình hai ý kiến trên. Nhưng theo nhà văn, có một nguyên nhân khác lớn hơn thuộc về yếu tố nhân chủng. Ngoài người Kinh, địa phương này còn 21 dân tộc đông người khác như Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Thái..., kể cả nhóm người Thủy bí ẩn và ít người nhất Việt Nam. Đặc điểm sinh sống của các dân tộc ở Tuyên Quang là ít co cụm mà thường phân tán, đan xen nhau. Sự giao thoa lối sống, văn hóa và hôn nhân đa tộc đã sinh ra nhiều người đẹp cho xứ Tuyên Quang. Một chi tiết đặc biệt khác mà nhà văn Nguyễn Văn Mạch tâm đắc cho rằng xứ Tuyên thời kháng chiến chống Pháp vốn là vùng sơ tán của rất nhiều cán bộ, trí thức, kiều nữ Hà Nội. Nhiều người trong họ về sau ở lại lập gia đình với người bản địa. Vì thế, xứ Tuyên không chỉ có người đẹp về nhan sắc mà còn về trí thức. "
Đó, đại loại là nhà Mạc mang theo rất nhiều cung tần mỹ nữ lên đất Tuyên Quang nên TQ có nhiều người đẹp.

Nguồn: http://www.huetravel.com.vn/vn/tuvan_chitiet.php?id=100