Vào mùa xuân năm 1931, ở thời điểm từ ngày 20 đến 26/3/1931, khi tiến hành hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ hai, cuộc họp đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp bộ Đảng từ Trung Ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viện của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viện trên cả nước lên đến hơn 2.500 đồng chí, chứng tỏ sự tác động tích cực của hội nghị trung ương lần thứ hai (tháng 3/1931).
Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viện trên cả nước lên đến hơn 2.500 đồng chí, chứng tỏ sự tác động tích cực của hội nghị trung ương lần thứ hai (tháng 3/1931).
Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta bấy giờ. Được Bộ chính Trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép thể theo đề nghị của Ban thường vụ Trung ương Đoàn Thanh Niên lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ bai họp từ ngày 22 – 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931( một ngày trong thời gian cuối của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần :
- Từ 1931 – 1936 : Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đông Dương
- Từ 1937 – 1939 : Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
- Tháng 11/1939 – 1941 : Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
- Từ 5/1941 – 1956 : Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
- Từ 25/10/1956 – 1970 : Đoàn Thanh niên Lao Động Việt Nam
- Từ 3/2/1970 – 1976 : Đoàn Thanh Niên Lao Động Hồ Chí Minh.
- Từ 12/1976 đến nay : Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đó là lớp thanh niên cảm tử cho tổ quốc quyết sinh mà tiêu biều là Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót. Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những người con ưu tú như Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Thái Văn A…
Với các phong trào “ Thanh niên xung phong tình nguyện”, “ Ba sẵn sàng”, “ Năm xung kích”, “Thanh niên kiên cường thắng Mỹ” , “Quyết thắng”. Thế hệ thứ ba này có mặt trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy thần tốc mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng chục triệu đoàn viên đã hăng hái dấy lên phong trào: Ba xung kích làm chủ tập thể” , “Thanh niên lao động sáng tạo” đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã động viên tổ chức thế hệ trẻ tham gia tích cực các phong trào: “Thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi”, phong trào CKT ( chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm) trong thanh niên công nhân, phong trào “ Xứng danh bộ đội cụ Hồ” trong thanh niên quân đội, phong trào “Tuổi trẻ công an hành động cách mạng theo 6 điều Bác Hồ dạy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”, “Cuộc vận động 3 mục tiêu dân số - sức khoẻ - môi trường”. Các phong trào này bước đầu gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, khẳng định vai trò quan trọng chiến lược của thanh niên trong tình hình mới.
Từ ngày thành lập đến nay Đoàn ta đã tổ chức 7 lần Đại Hội :
Với các phong trào “ Thanh niên xung phong tình nguyện”, “ Ba sẵn sàng”, “ Năm xung kích”, “Thanh niên kiên cường thắng Mỹ” , “Quyết thắng”. Thế hệ thứ ba này có mặt trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy thần tốc mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng chục triệu đoàn viên đã hăng hái dấy lên phong trào: Ba xung kích làm chủ tập thể” , “Thanh niên lao động sáng tạo” đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã động viên tổ chức thế hệ trẻ tham gia tích cực các phong trào: “Thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi”, phong trào CKT ( chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm) trong thanh niên công nhân, phong trào “ Xứng danh bộ đội cụ Hồ” trong thanh niên quân đội, phong trào “Tuổi trẻ công an hành động cách mạng theo 6 điều Bác Hồ dạy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”, “Cuộc vận động 3 mục tiêu dân số - sức khoẻ - môi trường”. Các phong trào này bước đầu gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, khẳng định vai trò quan trọng chiến lược của thanh niên trong tình hình mới.
Từ ngày thành lập đến nay Đoàn ta đã tổ chức 7 lần Đại Hội :
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đoàn khai mạc vào ngày 7/02/1950 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với hơn 400 đại biểu. Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Lam làm Bí thư.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đoàn họp từ 25/10 đến 04/11/1956 tại thủ đô Hà Nội, có 479 đại biểu. Đại hội bầu 30 đồng chí vào ban chấp hành Trung ương, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III họp từ 23 đến 25/3/1961 tại thủ đô Hà Nội có 677 đại biểu. Đại hội bầu 71 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm bí thư thứ nhất. Sau đó đồng chí Nguyễn Lam chuyển công tác khác của Đảng, đồng chí Vũ Quang được bầu làm Bí thư thứ nhất.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV họp từ 20 đến 22/11/1980 tại Hà Nội có 623 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương và Ban bí thư gồm 13 đồng chí. Đồng chí Đặng Quốc Bảo, uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm bí thư thứ nhất. Sau đó đồng chí Đặng Quốc Bảo nhận công tác khác, đồng chí Vũ Mão được bầu làm bí thư thứ nhất.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V họp từ 27 đến 30/11/1987 tại Hà Nội có 750 đại biểu. Đại hội bầu 150 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành đã bầu Ban thường vụ Trung ương Đoàn gồm 23 đồng chí. Đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm bí thư thứ nhất.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI họp từ 15 đến 18/10/1992 có 797 đại biểu. Đại hội bầu 91 đồng chí uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu 14 thường vụ. Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm bí thư thứ nhất
- Đại hội toàn quốc lần thứ VII họp từ 26 đến 27/11/1997 có 899 đại biểu. Đại hội bầu 125 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương, Ban chấp hành bầu Ban Bí thư gồm 5 đồng chí. Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm bí thư thứ nhất.
Sưu tầm: Phan Hoàng Giang - Hội đồng hương trường THPT Kim Xuyên
0 nhận xét: