1. Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.800 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi.
Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 137 xã, 3 phường và 5 thị trấn, trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế - thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường không vì vậy việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37; tỉnh có sông Lô chảy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ.
Vị trí địa lý tỉnh tuyên quang trên bản đồ Việt Nam
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của Tuyên Quang có thể chia thành 3 vùng: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.
Cánh đồng lúa xen với cây cọ tại Tuyên Quang
3. Khí hậu
Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 220 C – 240 C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.
Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh.
4. Văn hóa du lịch
Tuyên Quang là nơi hội tụ của 22 dân tộc anh em, là xứ sở của những truyền thuyết, lễ hội, những điệu dân ca, dân vũ như: lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Cầu Mùa, điệu Then, Cọi của đồng bào Tày, điệu Sình ca của đồng bào Cao Lan; lễ Cấp sắc, điệu Páo dung của đồng bào Dao; lễ Chắn cửa trong đám cưới của đồng bào Sán Dìu... đang được lưu giữ và phát triển. Người Tuyên Quang từ lâu nổi tiếng không chỉ ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn ẩn chứa vẻ đẹp của tâm hồn nhân hậu, đằm thắm và mến khách.
Với hơn 500 điểm di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 398 điểm di tích lịch sử cách mạng, Tuyên Quang từ lâu đã trở thành một tỉnh miền núi có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch văn hóa – lịch sử. Đến Tuyên Quang, du khách không thể bỏ qua Khu du lịch văn hóa - lịch sử và sinh thái Tân trào với mái đình Hồng Thái; cây đa Tân Trào; lán Nà Lừa; đình Tân Trào…
Cây Đa lịch sử Tân Trào-Tuyên Quang
Lán Nà Lừa - nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tuyên Quang
|
Tuyên Quang còn là nơi có nhiều cảnh đẹp nên thơ với những cánh rừng nguyên sinh, các loài động, thực vật quý hiếm như: Tát Kẻ - Bản Bung, Chạm Chu... và nhiều hang động, thác nước, sông hồ tuyệt đẹp như: Động Tiên, hồ Thái Sơn (Hàm Yên), thác Bản Ba, hang Bó Ngoặng (Chiêm Hóa)... Đặc biệt nếu ai đã được một lần đặt chân đến vùng lòng hồ Nà Hang sẽ không kém phần kinh ngạc vì được nhìn thấy thượng đế ưu ái đổ xuống miền sơn cước này muôn vàn những con thác lớn nhỏ. Những dải nước mềm mại xoải mình vắt qua sườn núi, chảy xuống tạo nên một vùng biển hồ mênh mang, phẳng lặng, giống như một tấm gương lớn ưỡn ngực để núi non trùng điệp soi ngắm muôn đời.
Ngoài ra, thiên nhiên còn ban tặng cho Tuyên Quang nguồn suối khoáng nóng, như viên ngọc quý giấu mình trong lòng đất, nhiều năm nay đã nổi danh về giá trị chữa bệnh, hiện nay đã được phát triển thành Khu du lịch nghỉ dưỡng.
Là nơi hội tụ, giao thoa những sắc thái văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc, với nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, những cảnh đẹp nên thơ, cùng hàng trăm di tích lịch sử, Tuyên Quang đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Đặt chân tới “miền gái đẹp” Tuyên Quang bạn sẽ ấn tượng với cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng thâm u và dòng sông Lô đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đây không chỉ là cái nôi cách mạng oai hùng mà còn là nơi hội tụ hương thơm đất trời, quê hương nhiều loại đặc sản nổi tiếng. Tại Lễ công bố kết quả và cấp Chứng thư cho các thương hiệu - nhãn hiệu nổi tiếng do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, sản phẩm Cam sành Hàm Yên được vinh danh vào top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2013.
Cơm lam: Được làm từ gạo nếp, nước gừng hoặc nước cốt dừa. Gạo nếp và nước được cho vào ống tre gai bánh tẻ, dùng chuối bịt kín lại rồi đốt. Cơm chín, gọt bỏ lớp tre cháy đen bên ngoài cho đến khi phần bao bọc ruột cơm chỉ còn lại một lớp mỏng. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp vỏ tre bên ngoài, giữ cả lớp màng ruột tre và chấm với vừng đen. Mùi nếp thơm quyện với nước cốt dừa, mùi ống tre bánh tẻ và vừng đen, cho cảm giác bùi, ngậy, thơm… Ở những vùng đồng bào dân tộc, ống tre được thay thế bằng ống giang, nứa; nước cốt dừa thay bằng nước gừng để tạo hương thơm.
Thịt trâu khô: Được làm từ gạo nếp, nước gừng hoặc nước cốt dừa. Gạo nếp và nước được cho vào ống tre gai bánh tẻ, dùng chuối bịt kín lại rồi đốt. Cơm chín, gọt bỏ lớp tre cháy đen bên ngoài cho đến khi phần bao bọc ruột cơm chỉ còn lại một lớp mỏng. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp vỏ tre bên ngoài, giữ cả lớp màng ruột tre và chấm với vừng đen. Mùi nếp thơm quyện với nước cốt dừa, mùi ống tre bánh tẻ và vừng đen, cho cảm giác bùi, ngậy, thơm… Ở những vùng đồng bào dân tộc, ống tre được thay thế bằng ống giang, nứa; nước cốt dừa thay bằng nước gừng để tạo hương thơm.
Xôi ngũ sắc: Xôi ngũ sắc (5 màu, gồm trắng, xanh, đen, đỏ, vàng) được làm để dâng tế thần linh. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Tày, đây là biểu tượng của “ngũ hành”, tượng trưng cho kim, mộc, thủy, hỏa, thổ - 5 yếu tố vật chất tạo ra sự sống. Màu xanh của xôi ngũ sắc được lấy từ cốt nước của lá gừng hoặc lá riềng, màu vàng được pha chế từ bột nghệ, màu đỏ của lá cơm đỏ, màu đen mang tính cách điệu được làm từ gạo nếp cẩm. Thưởng thức món xôi ngũ sắc, du khách không chỉ cảm nhận được hương vị thơm ngon mà còn được chiêm nghiệm những triết lý sâu xa về thuyết ngũ hành trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tày.
Mắm cá ruộng: Để làm được mắm ngon, đồng bào dân tộc phải chọn loại cá chép nuôi ở ruộng. Gạo nếp được xôi lên, để nguội, trộn đều với men rượu, ủ kín. Khi xôi nếp đã lên men thơm thì trộn đều với cá, riềng, lá trầu không, lá cơm đỏ, muối cho vào hũ, cho thêm nước rồi đậy kín vài tháng. Mắm cá ruộng ngon phải có màu đỏ tía, dậy mùi thơm của cơm nếp, men rượu, riềng, lá trầu, lá cơm đỏ. Mắm cá ruộng dậy mùi hấp dẫn, dùng để chấm với thịt luộc, rau luộc, rau sống…
Măng khô: Là món quà núi rừng dành tặng riêng đồng bào các dân tộc miền núi. Từ măng nứa, măng tre, măng mai… có thể chế biến thành nhiều món như măng xào, măng cuốn, măng nhồi thịt, măng đắng luộc chấm mẻ... Món nào cũng có hương vị riêng, đậm đà, khó quên. Măng còn để ngâm chua, xào cùng thịt trâu, một món ăn rất đặc biệt của đồng bào dân tộc vùng núi cao.
Bánh gai Chiêm Hóa: Đến huyện Chiêm Hóa, du khách sẽ không thể quên món bánh gai. Bánh gai được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn. Muốn có chiếc bánh thơm ngon, phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm, sau đó để ráo nước và xay thành bột. Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái nhỏ, đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay nhuyễn, trộn với bột và mật mía làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp với lá chuối khô, tạo nên hương vị rất đặc trưng.
Hồng không hạt: Hồng Xuân Vân không hạt, thịt hồng, ăn giòn và có vị ngọt thanh. Người dân trong xã cũng không còn nhớ cây hồng có ở đất này từ bao giờ, ngày trước cây hồng mọc ở sân vườn nhà lấy bóng râm mát và... làm cảnh thôi. Khí hậu phù hợp nên cây cho nhiều quả, quả sai trĩu cành, ăn không xuể, bà con mang ra chợ bán, không ngờ lại được nhiều người ưa thích, người tứ phương đổ về mua làm quà biếu người thân, thương lái mua buôn về miền xuôi và thiên hạ biết đến hồng không hạt Xuân Vân từ đó.
Bưởi Soi Hà – Xuân Vân: thực sự đã trở thành hàng hóa. Thương nhân khắp nơi đổ về mua bưởi của làng Soi Hà. Bưởi ngược miền biên cương Hà Giang, xuôi về Hà Nội... nhưng nhiều khách hàng đâu biết đó là bưởi Soi Hà của người xứ Tuyên. Ông Thông phân trần: “Cần phải xây dựng thương hiệu cho bưởi Soi Hà để bảo đảm quyền lợi, giúp người nông dân giàu có từ trồng bưởi”.
Con gái tuyên quang cũng nổi tiếng vì nét đẹp dịu dàng không son phấn, mọi người đọc bài viết sau nhé: http://thptkimxuyen.blogspot.com/2014/11/i-tim-ly-giai-ve-mien-gai-ep-xu-tuyen.html
Đọc thêm bài viết về Lịch sử Tuyên Quang: http://thptkimxuyen.blogspot.com/2014/12/lich-su-tuyen-quang.html
Sưu tầm: Phan Hoàng Giang - Hội ĐH Trường Thpt Kim Xuyên
0 nhận xét: